11/03/2022

Chức năng, nhiệm vụ phòng Quản lý đào tạo

Mô tả các công việc hàng ngày mà phòng Quản lý đào tạo thực hiện

(Quy định tại Điều 4, Quyết định số 123/QĐ-CĐTN của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thái Nguyên ban hành Quy định về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc Trường Cao đẳng Thái Nguyên)

  1. Chức năng

Phòng Quản lý đào tạo có chức năng tham mưu giúp Hiệu trưởng:

  1. Quản lý, tổ chức, triển khai thực hiện công tác đào tạo, bao gồm: kế hoạch, chương trình, tổ chức giảng dạy theo quy chế đào tạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ giáo dục và đào tạo và quy định của Nhà trường ban hành.
  2. Đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
  3. Dự thảo các văn bản liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của phòng.
  4. Lập các báo cáo yêu cầu của Hiệu trưởng và cơ quan quản lý nhà nước.
  5. Phối hợp với các đơn vị trong trường để giải quyết công việc liên quan theo yêu cầu của Hiệu trưởng.
  1. Nhiệm vụ
  1. Quản lý, tổ chức, triển khai thực hiện công tác đào tạo
  • Tổ chức xây dựng, lựa chọn chuẩn đầu ra các ngành đào tạo.
  • Xây dựng, thực hiện, theo dõi và điều chỉnh, phát triển chương trình đào tạo.
  • Công khai chương trình đào tạo.
  • Thực hiện khảo sát chương trình đào tạo.
  • Lập kế hoạch đào tạo toàn khóa, từng học kỳ.
  • Xây dựng thời khóa biểu cho từng lớp đào tạo theo hệ thống đào tạo học chế tín chỉ.
  • Phân công sử dụng giảng đường phù hợp với thực tế.
  • Xây dựng kế hoạch hoạt động thực tế, thực tập chuyên môn.
  • Tổ chức thi kết thúc học phần, mô đun, tín chỉ theo quy chế.
  • Tổ chức học lại, học cải thiện kết quả học tập.
  • Tổ chức hội đồng xét công nhận tốt nghiệp cho người học.
  •  Quản lý kết quả học tập của sinh viên, học sinh, quản lý phôi và in văn bằng, bảng điểm theo quy chế.
  • Xác minh văn bằng, cấp bản sao bảng tốt nghiệp, giấy chứng nhận kết quả học tập và các giấy tờ khác cho sinh viên thuộc thẩm quyền của đơn vị.
  • Tổng hợp khối lương giảng dạy và các khối lượng công việc khác làm căn cứ để xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ.
  • Xây dựng cơ sở dữ liệu tra cứ văn bảng, kết quả học tập.
  • Phối hợp với  đơn vị sử dụng lao động để tổ chức hoạt động đào tạo, thực tập chuyên môn.
  1. Đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
  • Chủ trì lập hồ sơ, tờ trình đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
  • Nộp hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định.
  1. Dự thảo các văn bản liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của phòng
  • Quy định đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, trình độ cao đẳng theo phương thức tích lũy mô - đun  tín chỉ.
  • Quy định xây dựng, thẩm định chương trình đào tạo
  • Quy định về hệ thống sổ sách đào tạo.
  • Quy định về tổ chức học lại, học cải thiện.
  • Quy định về quản lý, in văn bằng chứng chỉ cho người học.
  • Quy định thực tế, thực tập cho giáo viên, học sinh, sinh viên.
  1. Lập báo cáo yêu cầu của Hiệu trưởng và cơ quan quản lý Nhà nước
  • Thực hiện thống kê số lượng về hoạt động đào tạo.
  • Báo cáo kịp thời theo yêu cầu quản lý cấp trên và của trường.
  1. Phối hợp với các đơn vị trong trường để giải quyết công việc liên quan theo chỉ đạo của Hiệu trưởng.
  • Phối hợp với các khoa phòng, phòng công tác học sinh, sinh viên để giúp học sinh sinh viên lựa chọn nghề, phân chuyên ngành.
  • Phối hợp với phòng Tổ chức - Hành chính để tổ chức các hội nghị liên quan đến công tác đào tạo.
  • Phối hợp với phòng kế hoạch tài chính để làm bảng thanh toán khối lượng vượt giờ, văn phòng phẩm và một số nội dung khác có liên quan.
  • Phối hợp với phòng Quản trị - Bảo vệ để khai thác và sử dụng hiệu quả cở vật chất phục vụ hoạt động đào tạo.
  • Thục hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trường, Phó Hiệu trưởng phụ trách kế hoạch giao cho, phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị.